MỤC TIÊU GIÁO DỤC
|
NỘI DUNG GIÁO DỤC
|
- Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi :
+ Cân nặng trẻ trai: 14,1- 24,2kg, Trẻ gái: 13,7 - 24,9 kg
+ Chiều cao trẻ trai: 100,7- 119,2cm, Trẻ gái; 99,9-118,9 cm
|
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, lên thực đơn phù hợp theo mùa và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
- Cho trẻ ăn một bữa chính và một bữa phụ/ ngày (tại trường MN)
- Cho trẻ ngủ một giấc/ ngày ( tại trường)
- Cân đo chấm biểu đồ theo quý để nắm được mức độ phát triển của trẻ
- Kết hợp với trạm y tế khám sức khỏe 01lần/năm
- Phối kết hợp với phụ huynh, trao đổi thường xuyên về tình hình sức khỏe của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời
|
1. Phát triển vận động
|
1.1. Động tác phát triển các nhóm cơ & hô hấp
|
* Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
|
Mục tiêu 1: Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
|
* Các động tác trong bài thể dục :
- Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên
+ Co và duỗi tay, vỗ hai tay vào nhau (phía trước, phía sau, phía trên đầu)
- Lưng, bụng, lườn:
+ Cúi về phía trước, ngửa người ra sau.
+ Quay sang trái, sang phải
+ Nghiêng người sang trái, sang phải
- Chân:
+ Nhún chân.
+ Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ
+ Đứng lần lượt từng chân co cao đầu gối
|
1.2. Các kỹ năng vận động cơ bản & phát triển các tố chất vận động
|
* Thể hiện kĩ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động
|
Mục tiêu 2: Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi: đi đổi hướng theo hiệu lệnh, đi liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
|
- Đi trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
- Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi.
- Đi thay đổi hướng vận động đúng tín hiệu vật chuẩn (4 - 5 vật chuẩn đặt dích dắc).
- Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m.
|
Mục tiêu 3: Trẻ kiểm soát được vận động chạy, đổi hướng theo hiệu lệnh
|
- Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn.
- Chạy thay đổi hướng vận động đúng tín hiệu vật chuẩn (4 - 5 vật chuẩn đặt dích dắc).
- Chạy chậm 60-80 m.
|
Mục tiêu 4. Trẻ biết phối hợp tay- mắt trong vận động chuyền, ném, tung, đập bắt bóng
|
- Tung bắt bóng với người đối diện (khoảng cách 3 m).
- Tung bóng lên cao- bắt bóng
- Đập & bắt bóng tại chỗ
- Tự đập bắt bóng được 4-5 lần liên tiếp
- Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân
- Ném xa 1 tay
- Ném xa 2 tay
- Ném trúng đích đứng(xa 1,5 mx cao 1,2 m).
|
Mục tiêu5. Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp…
|
- Chạy 15 m trong khoảng 10 giây.
- Ném trúng đích ngang (xa 2 m).
|
Mục tiêu6: Trẻ biết bò, trườn, trèo qua ghế cao 30cm trong đường thẳng, dích dắc 3-4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài
|
- Bò trong đường dích dắc (3 - 4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài.
- Bò dích dắc qua 5 điểm
- Bò bằng bàn tay và bàn chân 3 - 4 m
-Bò chui qua cổng, ống dài 1,2m x 0,6m
-Trườn theo hướng thẳng
- Trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm
- Trèo lên, xuống 5 gióng thang
|
Mục tiêu7: Trẻ biết bật xa, bật sâu, bật tách khép chân, bật qua vật cản, bật liên tục về phía trước & nhảy lò cò 1 chân
|
- Bật liên tục về phía trước
- Bật xa 35 – 40 cm
- Bật- nhảy từ trên cao xuóng(cao 30-35 cm)
- Bật tách khép chân qua 5 ô
- Bật qua vật cản cao 10 – 15 cm
- Nhảy lò cò 3m
|
Mục tiêu8: Trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi phát triển các nhóm cơ và hệ hô hấp, phù hợp với chủ đề
|
- Một số trò chơi vận động, dân gian phù hợp với chủ đề
|
1.3. Các cử động của bàn tay, ngón tay, mắt & sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ
|
* Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt
|
Mục tiêu9: Trẻ thực hiện được vận động cuộn - xoay tròn cổ tay,
|
- Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối...
- Cuộn - xoay tròn cổ tay
- Gập, mở, các ngón tay
|
Mục tiêu10: Trẻ biết gập, mở các ngón tay.
|
- Vắt khăn, gấp áo quần, gấp các hình theo các chủ đề
|
Mục tiêu11: Trẻ biết phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt để vẽ, xé, cắt, dán.
|
-Vẽ hình người, nhà, cây.
- Cầm kéo để cắt giấy, gập giấy:
+ Sử dụng kéo, bút khi cắt các đường thẳng, ngắn, cắt theo nhát
+ Cắt , xé theo đường thẳng.
|
Mục tiêu12: Trẻ thực hiện được việc xây dựng, lắp ráp với 10 - 12 khối.
|
- Lắp ghép hình theo các chủ đề
- Xây dựng, lắp ráp với 10 - 12 khối
|
Mục tiêu13: Trẻ biết tết sợi đôi lại với nhau
|
- Tết sợi đôi
|
Mục tiêu14: Trẻ biết tự cài, cởi cúc, buộc dây giày.
|
- Cài, cởi, xâu, buộc dây:
+ Tự cài, cởi cúc, buộc dây giày (đội và cài mũ bảo hiểm)
+ Cài, cởi cúc áo;
+ Tự mặc quần áo, cởi áo, kéo khóa kéo, cài cúc áo; dây giày
|
2. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
|
* Biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe
|
Mục tiêu15: Trẻ biết một số thực phẩm cùng nhóm.
|
- Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng).
-Thịt, cá,… có nhiều chất đạm.
- Rau, quả chín có nhiều vitamin
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được sống
|
Mục tiêu16: Trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản
|
- Nói được tên món ăn hàng ngày và Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn: rau luộc, nấu canh, thịt có thể luộc, rán, kho, gạo nấu cơm.
- Khám phá các món ăn mới, cô giới thiệu các món ăn vùng miền khác nhau.
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được phát triển
|
Mục tiêu17: Trẻ biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng
|
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật như tiêu chảy, sâu răng, SDD, béo phì…
- Ích lợi khi ăn đúng/ đủ chất.
- Cần phải uống đủ nước/ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau.
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được phát triển
|
*Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt
|
Mục tiêu18: Trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
|
- Tự cầm bát thìa, xúc cơm ăn không làm rơi vãi, đổ thức ăn.
- Tự rửa tay bằng xà phòng; đánh răng, lau mặt
- Tự thay quần áo khi ướt, bẩn.
- Trực nhật theo sự phân công.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được phát triển
|
* Có một số hành vi & thói quen tốt trong sinh hoạt & giữ gìn sức khỏe
|
Mục tiêu19: Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống.
|
- Mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kỹ.
- Chấp nhận ăn rau và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Không uống nước lã.
|
Mục tiêu20: Trẻ có một số hành vi tốt trong VS phòng bệnh khi được nhắc nhở.
|
- Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết.
- Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Luôn giữ gìn vệ sinh thân thể, tắm rửa hàng ngày, thường xuyên thay áo quần khi bẩn, vệ sinh môi trường nơi đang sống .
- Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh.
- Mang dép giầy khi đi học, khi đi vào nhà vệ sinh.
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia
|
* Biết một số nguy cơ không an toàn & phòng tránh
|
Mục tiêu 21: Trẻ nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng là nguy hiểm không đến gần. Biết các vật sắc nhọn không nên nghịch.
|
- Bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng là nguy hiểm không đến gần. Không chơi với các vật sắc nhọn .
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được bảo vệ.
|
Mục tiêu 22: Trẻ nhận ra những nơi như: ao, hồ, sông, mương nước, bể chứa nước là nơi nguy hiểm không được chơi gần.
|
- Ao, hồ, sông, mương nước, bể chứa nước là nơi nguy hiểm không được chơi gần.
- Một số ký hiệu, biểu tượng khuyến cáo sự nguy hiểm: cấm, nguy hiểm chết người, chú ý...
|
Mục tiêu23: Trẻ biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở.
|
- Một số hành động nguy hiểm như:
+ Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt....
+Sử dụng hột nhỏ bỏ vào mũi, tai, ném cát vào mắt nhau…
+ Không ăn thức ăn có mùi ôi thiu, không ăn lá, quả lạ, không uống rượu bia, cà phê, không tự ý uống thuốc.
- Không được ra khỏi trường
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được phát triển
|
Mục tiêu24: Trẻ nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khẩn cấp
|
- Trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ: cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu.
- Một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản.
- Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt.
- Gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên địa chỉ gia đình, số điện thoại người thân khi cần thiết
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được phát triển
|
Tổng cộng: 24 mục tiêu
|
|