UBND THÀNH PHỐ NHA TRANG
TRƯỜNG MẦM NON PHƯỚC TIẾN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
|
Phước Tiến, ngày 20 tháng 08 năm 2024
|
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số .../NQ-MNPT ngày ... tháng 8 năm 2023
của Hội đồng trường Trường Mầm non Phước Tiến)
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 04 năm 2021 của Bộ GDĐT về Ban hành Chương trình giáo dục mầm non;
Căn cứ Quyết định số 1904/QĐ-UBND ngày 11/8/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường và khắc phục những tồn tại của năm học 2022-2023, Trường Mầm non Phước Tiến xây dựng Chương trình giáo dục mầm non của nhà trường năm học 2023-2024 như sau:
PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
A. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC MẦM NON
Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tốt đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
B. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
I. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC MẦM NON
- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.
- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
II. YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON
1. Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm – sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
2. Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.
III. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày.
PHẦN HAI: MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ 25 -36 THÁNG
Chế độ sinh hoạt cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi
|
Thời gian
|
Hoạt động
|
50-60 phút
|
Đón trẻ chơi TD - Ăn sáng – Thể dục sáng
|
110-120 phút
|
Chơi - Tập
|
50- 60 phút
|
Ăn chính
|
140-150 phút
|
Ngủ
|
20-30 phút
|
Ăn phụ
|
50-60 phút
|
Chơi - Tập
|
50-60 phút
|
Ăn chính
|
50-60 phút
|
Chơi/ trả trẻ
|
I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
MỤC TIÊU
|
NỘI DUNG GIÁO DỤC
|
Trẻ khỏe mạnh cân nặng và chiều cao đúng theo lứa tuổi
Trẻ 25 - 36 tháng tuổi:
Bé trai: Cân nặng:11,3kg→18,3kg;
Chiều cao: 88,7cm→103,5cm
Bé gái: Cân nặng:10,8kg→18,1kg;
Chiều cao: 87,4cm→102,7cm
|
- Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi :
+ Chế độ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ theo độ tuổi.
+ Khám sức khỏe định kì theo qui định.
+ Cân đo trẻ theo tháng.
+ Đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng.
|
1. Phát triển vận động
|
|
1.1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
* Động tác phát triển các nhóm cơ & hô hấp
|
Mục tiêu 1: Trẻ thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục.
|
- Hô hấp: Tập hít vào, thở ra
|
- Tay:
+ Hai tay giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa lên cao; đưa ra sau kết hợp lắc bàn tay.
+ Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao;
+ Hai cánh tay đánh chéo nhau về phía trước và phía sau.
|
- Lưng, bụng, lườn:
+ Cúi về phía trước,
+ Nghiêng người sang 2 bên,
+ Vặn người sang 2 bên.
|
- Chân:
+ Đứng, khuỵu gối
+ Từng chân đưa lên trước, ra sau, sang ngang
+ Đứng nâng cao chân gập gối.
+ Ngồi xuống, đứng lên,
+ Ngồi co duỗi từng chân.
|
- Bật:
+ Bật tại chổ
+ Bật lên trước lùi lại, sang bên
+ Bật tách chân khép chân
|
1.2. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu
* Các vận động cơ bản & phát triển tố chất vận động ban đầu
|
Mục tiêu 2: Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi/ chạy, đứng, bước
|
- Bước qua vật cản
- Bước lên bậc cầu thang
- Đi kiểng gót
- Đi theo hiệu lệnh, đi trong đường hẹp.
- Đi - chạy thay đổi tốc độ nhanh – chậm theo hiệu lệnh.
- Đi trong đường ngoằn ngèo
- Đứng co 1 chân
- Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay, chạy theo hướng thẳng 10m, chạy thay đổi theo tốc độ
|
Mục tiêu 3: Trẻ thực hiện phối hợp vận động tay - mắt; tung bắt bóng với cô
|
- Tung bóng: lên cao
- Lăn bóng: Ngồi lăn bóng, lăn bắt bóng
- Đập bắt bóng 1-2 lần
- Tung - bắt bóng cùng cô ở khoảng cách 1m;
- Ném vào đích xa 1 - 1,2m.
|
Mục tiêu 4: Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ vật đặt trên lưng.
|
- Bò thẳng hướng & có vật trên lưng.
- Bò chui qua cổng, vòng.
- Bò, trườn qua vật cản (dích dắc)
|
Mục tiêu 5: Trẻ thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném xa lên phía trước bằng 1 tay
|
- Ném bóng về phía trước.
- Ném xa lên phía trước bằng một tay (tối thiểu 1,5m).
|
Mục tiêu 6: Trẻ biết phối hợp chân, tay, khụy chân lấy đà rơi xuống đất nhẹ nhàng, đá bóng về phía trước
|
- Bật tại chỗ. (nhảy tại chổ bằng 2 chân)
- Bật tiến về trước bằng 2 chân
- Bật qua vạch kẻ rơi xuống đất nhẹ nhàng bằng 2 chân
- Đá bóng về phía trước
|
Mục tiêu 7: Trẻ tích cực tham gia các trò chơi vận động & trò chơi dân gian phù hợp từng chủ đề
|
- Tham gia các trò chơi vận động & trò chơi dân gian phù hợp từng chủ đề
|
1.3. Các cử động của bàn tay, ngón tay & phối hợp tay, mắt.
|
Mục tiêu 8: Trẻ biết vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay – thực hiện múa khéo
|
- Một số động tác múa đơn giản phù hợp với bài hát của chủ đề.
- Xoay cổ tay, vẫy bàn tay, gập cổ tay, vẫy cánh tay, các bài múa, bài tập vận động trong chương trình phù hợp chủ đề.
- Nắm chắc bàn tay, bung bàn tay để tập thể dục sáng.
- Cởi cài cúc, cởi quần lưng thun
|
Mục tiêu 9: Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt
|
- Tập cầm bút tô, vẽ
- Vẽ đường thẳng, xéo từ trên xuống, xoay tròn, nguệch ngoạc.
- Nặn: vo tròn, véo miếng đất nặn từ cục to, lăn dọc, bóp đất nặn, ấn đất nặn.
- Tập xâu, luồn dây chuỗi đeo tay, đeo cổ.
- Xé, dán, vò giấy: xé tự nhiên thành 2 miếng, xé dọc, vò bóp giấy trong nắm tay, xé giấy, dải, vo giấy nhỏ to khác nhau làm bóng, bi
- Lật mở trang sách
- Chơi cát: in bàn tay, ngón tay. In hình bàn tay tạo hình các chủ đề (con vật, hoa, cây hoa, cây xanh…) đơn giản.
|
Mục tiêu 10: Trẻ biết vận động bàn tay, ngón tay giữ đồ vật chắc, đẩy thực hiện động tác đúng.
|
- Đóng cọc bàn gỗ.
- Nhón nhặt đồ vật
- Chắp, ghép hình.
- Chồng, xếp 6 - 8 khối.
- Đẩy xe, đẩy đồ vật, đẩy ghế…
|
2 Giáo dục dinh dưỡng & sức khỏe
|
2.1. Có một số nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt
|
Mục tiêu 11: Trẻ làm quen với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau.
|
- Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau: rau, thịt, cá, trái cây chín bằng các kiểu chế biến khác nhau.
- Tập thói quen uống sữa thường xuyên.
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được sống
|
Mục tiêu 12: Trẻ thích nghi và có thói quen giấc ngủ trưa tại lớp
|
- Ngủ sâu không trăn trở
- Ngủ đúng thời gian
- Nằm im tại chổ
- Không nói chuyện
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được sống
|
Mục tiêu 13: Trẻ có thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định.
|
-Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Tập rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được sống
|
2.2. Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe
|
Mục tiêu 14: Trẻ làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn
|
- Tập làm một số việc với sự giúp đỡ của người lớn
- Đi giầy dép, xúc ăn, mặc cởi áo, đội nón, thu dọn đồ chơi, đồ dùng cá nhân.
+ Lấy gối, vào chỗ ngủ,
+ Lấy ca uống nước, lấy ghế nhẹ nhàng.
- Lấy khăn nhờ cô lau mặt; Đặt khăn đúng nơi quy định sau khi lau
(GDKNS)
|
Mục tiêu 15: Bước đầu trẻ thích nghi & dần có thói quen tốt trong sinh hoạt
|
- Ăn , uống chín; rửa tay trước khi ăn, lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn.
- Cách cầm muỗng, chén, ly
- Nhặt cơm rơi vãi bỏ vào dĩa, ăn hết xuất, không rơi vãi, không bỏ thức ăn dưới đất….)
+ Vứt rác đúng nơi quy định.
(GDKNS)
|
Mục tiêu 16: Trẻ chấp nhận đội mũ khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh.
|
- Mặc quần áo, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt
- Ra đường phải đeo khẩu trang, đội mũ
- Mang giầy dép khi đi ra đường, đi trong nhà vệ sinh
- Mang dép đúng đôi.
(GD DDSK; GDKNS)
|
3. Nhận biết & tránh một số nguy cơ không an toàn
|
Mục tiêu 17: Trẻ biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm
|
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm (Bếp, lan can, cầu thang, ổ điện, bàn ủi, ao hồ, dao, nước sôi...) không được sờ & đến gần. (ATTNTT)
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được bảo vệ
|
Mục tiêu 18: Trẻ hiểu biết và tránh một số hành vi nguy hiểm
|
- Tránh leo lên các song chắn cửa lớp
- Không leo lên bàn, ghế
- Không nghịch với các loại hạt, nút, cây thước, cây bút chì, kéo.
- Không cho vật nhỏ vào mũi, tai, miệng, rốn.
- Không đến gần các đồ dùng đồ chơi trong lớp, sân trường hư hỏng, khi tổ chức HĐNT/ thể thao/ đi dạo.(ATTNTT)
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được bảo vệ
|
Tổng cộng: 18 mục tiêu
|
|
II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
|
NỘI DUNG GIÁO DỤC
|
1. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan
|
- Mục tiêu 19: Trẻ biết sờ, nắn, nhìn và nói được đặc điểm nổi bật của một số cây, rau củ quen thuộc
|
- Sờ, nắn, nhìn và nói được đặc điểm nổi bật của một số cây quen thuộc
|
- Mục tiêu 20: Trẻ biết sờ, nắn, ngắm nhìn, ngửi, nếm và nói được đặc điểm nổi bật của một số loại hoa, quả quen thuộc.
|
- Sờ, ngắm nhìn, ngửi và nói được đặc điểm nổi bật của một số loại hoa.
- Sờ, nắn, ngửi, nhìn và nói được đặc điểm nổi bật, độ nhẵn, xù xì của một số loại quả quen thuộc.
- Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt- mặn- chua).
|
- Mục tiêu 21: Trẻ biết sờ, nắn, nghe, nhìn, gõ và nói được đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng trong gia đình, một số đồ chơi
|
- Sờ, nắn, nghe, nhìn, gõ và nói được đặc điểm nổi bật, nhận biết âm thanh của một số đồ dùng trong gia đình.
- Sờ, nắn, lắc gõ đồ chơi và nêu đặc điểm
- Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh
- Tìm đồ chơi vừa mới cất dấu.
|
- Mục tiêu 22: Trẻ biết, nghe, nhìn và nói được đặc điểm nổi bật của một số PTGT.
|
- Nghe, nhìn và nói được đặc điểm nổi bật của một số PTGT.
|
- Mục tiêu 23: Trẻ biết nghe tiếng kêu, ngắm, nhìn và nói được đặc điểm nổi bật của một số con vật quen thuộc.
|
- Nghe, nhìn và nói được đặc điểm nổi bật của một số con vật quen thuộc.
- Nghe và bắt chước tiếng kêu của một số con vật
|
2. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi
|
Mục tiêu 24: Trẻ nói được tên & chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi.
|
- Tên gọi, chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi như: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân, đầu.
- Chức năng của giác quan
- Tên gọi đặc điểm bên ngoài của bản thân, nhận ra mình trong gương, hình. (GD giới)
Lồng ghép giáo dục quyền con người: quyền được phát triển
|
Mục tiêu 25: Trẻ biết tên của bản thân, tên, công việc và bắt chước một vài hành động đơn giản của những người gần gũi
|
- Tên của bản thân
- Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình.- Tên
- Tên của các bạn, tên lớp, cô giáo và quan sát công việc cô làm hàng ngày
- Một số hành động đơn giản, quen thuộc của những người thân :chào, mời, vòng tay ạ, cầm bằng 2 tay…
Lồng ghép giáo dục quyền con người: quyền được phát triển
|
- Mục tiêu 26: Trẻ biết sử dụng một số đồ dùng, đồ vật, đồ chơi quen thuộc của bản thân và của lớp
|
- Tên và một vài đặc điểm nổi bật, cách sử dụng của một số đồ vật quen thuộc
- Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ một số đồ chơi quen thuộc của bản thân và của lớp
|
Mục tiêu 27: Trẻ nói được tên một số phương tiện giao thông quen thuộc
|
- Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số phương tiện giao thông gần gũi.
|
Mục tiêu 28: Trẻ nói tên và một vài đặc điểm nổi bật của các cây, hoa, quả, rau củ và các con vật quen thuộc.
|
- Tên và một số đặc điểm nổi bật của một số loại hoa, quả, rau củ quen thuộc gần gũi
- Tên và một số đặc điểm nổi bật của một số con vật quen thuộc
|
Mục tiêu 29: Trẻ nhận biết một vài đặc điểm nổi bật mùa hè
|
- Một số dấu hiệu của mùa hè: nắng nóng, trang phục mùa hè; các hoạt động trong ngày hè
|
Mục tiêu 30: Trẻ làm quen một số hoạt động của lớp mẫu giáo.
|
- Đồ dùng, đồ chơi, một số hoạt động của lớp mẫu giáo
|
- Mục tiêu 31: Trẻ biết tên gọi và một vài đặc điểm nổi bật của ngày lễ hội.
|
- Tên gọi đặc điểm nổi bật của 1 số ngày lễ hội: Bé đón trăng rằm, ngày hội của cô giáo, bé yêu chú bộ đội...
Lồng ghép giáo dục quyền con người: quyền được tham gia
|
Mục tiêu 32: Trẻ nhận biết một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian
|
- Màu đỏ, vàng, xanh.
- Kích thước to - nhỏ.
- Gọi tên hình tròn, hình vuông.
- Vị trí trong không gian (trên - dưới, trước - sau) so với bản thân trẻ.
- Số lượng một - nhiều
|
Tổng cộng: 14 mục tiêu
|
|
III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
|
NỘI DUNG GIÁO DỤC
|
1. Nghe hiểu lời nói
|
|
Mục tiêu 33: Trẻ thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động.
|
- Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau
- Nghe hiểu các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, âm thanh, hành động quen thuộc, yêu cầu bằng lời nói
- Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản
|
Mục tiêu 34: Trẻ biết trả lời các câu hỏi đơn giản: “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “…làm gì? thế nào?”
|
- Nghe và trả lời theo câu hỏi: Cái gì? Làm gì? Để làm gì? Ở đâu? Như thế nào?...
|
Mục tiêu 35: Trẻ nghe, hiểu nội dung các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn.
|
- Nghe các bài thơ, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn
- trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ,câu chuyện ngăn đơn giản: tên bài thơ, tên truyện, tên và hành động các nhân vật
|
2. Nghe nhắc lại các âm, các tiếng & các câu
|
Mục tiêu 36: Trẻ phát âm rõ tiếng
|
- Phát âm các âm khác nhau.
|
Mục tiêu 37: Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao, kể lại được đoạn truyện với sự giúp đỡ của cô giáo
|
- Đọc & thuộc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4
- Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý.
|
Mục tiêu 38: Trẻ nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng,
|
- Tập trẻ nói một số câu có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc trong giao tiếp hằng ngày.
- Thể hiện mong muốn, hiểu biết của mình bằng câu đơn giản, câu có 5-7 tiếng
|
Mục tiêu 39: Bước đầu trẻ biết bày tỏ nhu cầu của bản thân.
|
- Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài
|
Mục tiêu 40: Trẻ biết đặt các câu hỏi về các vấn đề quan tâm như: cái gì đây? Ai cái gì, làm gì, ở đâu, như thế nào, để làm gì? Phù hợp với các chủ đề.
|
- Đặt & trả lời một số câu hỏi: Ai, cái gì, làm gì, ở đâu, như thế nào, để làm gì?
Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em: quyền được tham gia
|
Mục tiêu 41: Trẻ biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn Nói to, đủ nghe, lễ phép.
|
- Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn, mạnh dạn, tự nhiên. Nói rỏ ràng lễ phép khi trả lời các câu hỏi
- Đọc thơ, hát vừa đủ nghe; Không hét to khi đọc thơ
|
3. Làm quen với sách
|
Mục tiêu 42: Bước đầu trẻ làm quen với sách tranh truyện quen thuộc các nhân vật trong truyện
|
- Thích nghe đọc sách, lắng nghe người lớn đọc sách.
- Mở sách, lật sách, gọi tên sự vật và hành động của các nhân vật trong tranh minh họa sách.
- Nhìn vào sách khi nghe người lớn đọc. Một số loại sách truyện có nội dung gần gũi, quen thuộc.
|
Mục tiêu 43: Trẻ nhận biết các ký hiệu thông thường đơn giản gần gũi trong cuộc sống
|
- Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, đèn tín hiệu PTGT, nơi để dép, gối, chăn…
|
Tổng cộng: 11 mục tiêu
|
IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TCKNXH & THẨM MỸ.
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
|
NỘI DUNG GIÁO DỤC
|
1. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân
|
Mục tiêu 44: Trẻ nói được một vài thông tin về bản thân, thể hiện điều mình thích và không thích
|
- Tên gọi, hình ảnh một số đặc điểm bên ngoài bản thân, giới tính.
- Gọi tên một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình
- Các bạn mình thích gần gũi
- Thích thú khi thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên. (GDCX)
Lồng ghép giáo dục quyền con người: quyền được phát triển
|
Mục tiêu 45: Trẻ nhận biết và thể hiện được một số trạng thái cảm xúc
|
- Biểu lộ sự thích giao tiếp, gần gũi cởi mở vui vẻ với cô, các bạn và những người xung quanh (GDCX)
- Nhận biết & thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui buồn, tức giận.
Lồng ghép giáo dục quyền con người: quyền được phát triển
|
2. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người sự vật gần gũi
|
Mục tiêu 46: Trẻ thể hiện mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi.
|
- Giao tiếp với những người xung quanh.
- Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- Quan tâm đến các vật nuôi
|
- Mục tiêu 47: Trẻ biết biểu lộ sự thân thiện với một số cây cối, hoa quả quen thuộc
|
- Quan sát, ngắm nhìn, chăm sóc cây cối, hoa quả quen thuộc.
|
3. Thực hiện hành vi xã hội (hành vi văn hóa giáo tiếp đơn giản)
|
Mục tiêu 48: Trẻ biết chào tạm biệt, cảm ơn, vâng ạ.
|
- Thực hiện một số hành vi văn hóa & giao tiếp : tạm biệt, cảm ơn, vâng ạ, dạ…
- Thể hiện sự yêu thích khi được người lớn quan tâm, giúp người khác làm một việc nào đó
|
Mục tiêu 49: Trẻ biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản
|
- Thể hiện một số hành động, cảm xúc trong các hoạt động hội lễ, trò chơi phân vai đơn giản .
- Thực hiện đúng theo 1 số quy định trong lớp :ăn, ngủ, VS, học, chơi đúng thời gian, để đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
|
Mục tiêu 50: Trẻ biết chơi thân thiện cạnh trẻ khác
|
- Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Những việc được phép và không được phép làm: Không đánh bạn, cấu, cắn bạn, không gọi mày tao..., giúp cô lấy cặp, cất gối, lấy khăn…
Lồng ghép giáo dục quyền con người: quyền được tham gia
|
Mục tiêu 51: Trẻ biết thực hiện một số yêu cầu của người lớn.
|
- Làm một số việc theo yêu cầu của người lớn
|
4. Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu vẽ nặn, xếp hình xem tranh
|
Mục tiêu 52: Trẻ biết hát và vận động theo một vài bài hát/ bản nhạc quen thuộc. Thích thú vận động, vỗ tay sử dụng nhạc cụ các bài hát có trong các chủ đề
|
- Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau hưởng ứng bằng vỗ tay, vẫy, xoay tay, lắc lư người, nhún nhẩy
- Nghe âm thanh một số nhạc cụ
- Hát theo và tập một số động tác vận động đơn giản theo nhạc, lời bài hát phù hợp
- Tự sáng tạo các vận động theo ý thích.
Lồng ghép giáo dục quyền con người: quyền được tham gia
|
Mục tiêu 53: Trẻ thích tô màu, vẽ , nặm, xé – dán, xếp hình, xem tranh
|
- Vẽ các đường nét khác nhau, di màu, nặn, xé dải, vò giấy, xếp hình…. - Xem tranh phù hợp với các chủ đề.
- Sử dụng các nuyên vật liệu mở để tạo nên sản phẩm theo ý thích
- Yêu thích các sản phẩm làm ra.
- Thích xem sách và giữ gìn sách.
- Thích xem tranh nghệ thuật đơn giản.
Lồng ghép giáo dục quyền con người: quyền được tham gia
|
Tổng cộng: 10 mục tiêu
|
Tổng hợp: Tất cả có 53 mục tiêu, trong đó được phân bổ theo các lĩnh vực như sau:
Lĩnh vực phát triển thể chất : Từ MT 1 – 18
Lĩnh vực phát triển nhận thức : Từ MT 19 – 32
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ : Từ MT 33 – 43
Lĩnh vực phát triển TCKNXH và thẩm mỹ : Từ MT 44-53
Phước Tiến, ngày 20 tháng 08 năm 2024
BGH DUYỆT GIÁO VIÊN
Lương Thế Bích Giang
- Ngày cập nhật: 18/11/2024
- Ngày đăng: 11/11/2024