Search

Nhà trẻ 18 - 24 tháng tuổi

 

UBND THÀNH PHỐ NHA TRANG

TRƯỜNG MẦM NON PHƯỚC TIẾN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

   

                                Phước Tiến, ngày 20 tháng 08 năm 2024

 

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số .../NQ-MNPT  ngày ... tháng 8 năm 2023

của Hội đồng trường Trường Mầm non Phước Tiến)

 

Căn cứ Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 04 năm 2021 của Bộ GDĐT về Ban hành Chương trình giáo dục mầm non;

Căn cứ Quyết định số 1904/QĐ-UBND ngày 11/8/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

Căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường và khắc phục những tồn tại của năm học 2022-2023,  Trường Mầm non Phước Tiến xây dựng Chương trình giáo dục mầm non của nhà trường năm học 2023-2024 như sau:

PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

A. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC MẦM NON

Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tốt đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

B. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

I. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC MẦM NON

  1. Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.
  2. Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

II. YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON

1. Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm – sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.

2. Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.

III. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày.

 PHẦN HAI: MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ 25 -36 THÁNG

MỤC TIÊU

NỘI DUNG GIÁO DỤC

I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

 

Trẻ khoẻ mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi

- Cân nặng

Đối với trẻ trai : từ 9,7 kg – 15,3 kg

Đối với trẻ gái : từ 9,1 – 14,8 kg

- Chiều cao :

Đối với trẻ trai : từ 81,7 – 93,9 cm

Đối với trẻ gái : từ 80,0 – 92,9 cm

 

- Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi :

+ Chế độ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ theo độ tuổi.

+ Khám sức khỏe định kì theo qui định.

+ Cân đo trẻ theo tháng.

+ Đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng.

 

 

1. Phát triển vận động

a) Động tác phát triển các nhóm cơ và hệ hô hấp

- Mục tiêu 1: Trẻ thực hiện được theo cô một số động tác bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp.

- Động tác hô hấp: Tập hít vào thở ra

- Động tác tay:  Giơ cao; đưa phía trước – bàn tay ngữa; đưa sang ngang – vẫy 2 bàn tay; đưa ra sau.

- Động tác lưng bụng, lườn

Cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên;

- Động tác chân: Co duỗi chân, nâng 2 chân duỗi thẳng, ngồi chân dang sang 2 bên, nhấc cao từng chân, nhấc cao 2 chân, ngồi xuống, đứng lên.

b) Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu

- Mục tiêu 2: Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động đi.

- Đi theo hướng thẳng

- Đi trong đường hẹp ( 35-40 cm)

- Đi bước qua vật cản cao ( 5-7cm)

- Đi theo các hướng khác nhau

- Đi có mang vật trên tay

 

- Mục tiêu 3: Trẻ biết phối hợp tay mắt khi thực hiện vận  động bước lên, xuống bậc thang

- Bước lên, xuống bậc thang có tay vịn

- Tập bước lên , xuống thang

 

- Mục tiêu 4: Trẻ biết phối hợp tay mắt khi thực hiện vận động lăn –ném bóng

- Ngồi lăn bóng

- Ném qua dây bằng 1 tay  về phía trước 1- 1,2m

- Tung bóng

- Đá bóng

- Mục tiêu 5: Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể khi thực hiện vận động bò, trườn.

- Bò có mang vật trên lưng

- Chui qua vòng đường kính 40-45cm

- Trườn tự do, trườn tới đích

- Bò chui qua cổng

- Bò chui dưới gậy

- Bò chui qua ống

Mục tiêu 6: Trẻ thích tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian

- Các trò chơi vận động, trò chơi dân gian theo chủ đề

c) Các cử động bàn tay, ngón tay

- Mục tiêu 7: Trẻ thực hiện cử động các thao tác với ngón tay một cách khéo léo

- Nhặt đồ chơi bằng hai ngón tay

- Vạch các nét nghệch ngoạc bằng ngón tay

Mục tiêu 8: Trẻ biết tháo lắp, đóng- mở, lồng được 3-4 hộp tròn, xếp chồng được 2 -3 khối trụ, xâu qua lỗ bằng dây các loại

- Tháo lắp, lồng hộp được 3-4 hộp tròn.

- Đóng mở nắp có ren.

- Xếp chồng 4-5 khối

- Xếp chồng được 2 -3 khối trụ

- Xâu các đồ dùng, đồ chơi bằng các loại dây.

2. Giáo dục Dinh dưỡng sức khỏe

a) Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt

- Mục tiêu 9: Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm nát

- Làm quen với chế độ ăn cơm nát

- Làm quen với các loại thức ăn khác nhau

- Mục tiêu 10: Ngủ 1 giấc trong ngày và đúng giờ theo chế độ sinh hoạt

- Làm quen với chế độ ngủ một giấc

 

- Mục tiêu 11: Trẻ biết gọi người lớn khi có nhu cầu

- Tập một số thói quen vệ sinh

- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh

Mục tiêu 12: Trẻ biết “gọi” người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh.

- Gọi người lớn khi bị ướt, bị ẩm

-  Tập ngồi bô khi có nhu cầu đi vệ sinh

b) Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe

Mục tiêu 13: Trẻ làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn.

 

 

- Tập tự xúc ăn bằng thìa,

- Tập uống nước bằng cốc.

- Tập ngồi vào bàn ăn.

- Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.

- Tập ra ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh.

(GDKNS)

- Mục tiêu 14: Trẻ có thói quen rửa tay, lau mặt

- Làm quen rửa tay, lau mặt

c) Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn

- Mục tiêu 15: Trẻ biết tránh một số vật dụng nguy hiểm

- Một số vật dụng nguy hiểm không được sờ vào

- Một số nơi nguy hiểm không được đến gần

- Một số hành động nguy hiểm không được làm

Tổng cộng 15 mục tiêu

II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

1. Luyện tập và phối hợp các giác quan:

Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác

- Mục tiêu 16: Trẻ biết sờ, nhìn và nói được đặc điểm nổi bật của một số cây quen thuộc.

- Sờ, nhìn và nói được đặc điểm nổi bật của một số cây quen thuộc.

 

- Mục tiêu 17: Trẻ biết sờ, nhìn, ngửi và nói được đặc điểm nổi bật của một số loại hoa quả, củ quen thuộc gần gũi.

 

- Sờ, nhìn, ngửi và nói được đặc điểm nổi bật của một số loại hoa

- Sờ, nhìn, ngửi, nếm vị của một số quả, thức ăn và nói được đặc điểm nổi bật của một số loại quả, củ quen thuộc.

- Mục tiêu 18: Trẻ biết sờ, nắn, nhìn, gõ và nói được đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng trong gia đình, đồ chơi

- Sờ, nắn, nhìn, gõ và nói được đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng trong gia đình.

- Sờ, nắn, lắc gõ đồ chơi và nghe âm thanh

- Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh

- Tìm đồ chơi vừa mới cất dấu.

2. Nhận biết

- Mục tiêu 19: Trẻ biết chỉ vào và nói được một vài bộ phận của cơ thể khi được hỏi

- Tên một số bộ phận của cơ thể: Mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân

 

- Mục tiêu 20: Trẻ nhận biết được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc theo yêu cầu

- Tên, đặc điểm nổi bật của đồ dùng đồ chơi quen thuộc

- Mục tiêu 21: Trẻ nhận biết được một số phương tiện giao thông gần gũi.

- Tên đặc điểm nổi bật của một số phương tiện giao thông gần gũi

- Mục tiêu 22: Trẻ nhận biết được đặc điểm nổi bật của con vật, hoa quả, củ, quen thuộc theo yêu cầu

- Tên và một vài đặc điểm nổi bật của hoa, quả, củ, quen thuộc

- Tên và một vài đặc điểm nổi bật của con vật quen thuộc

- Mục tiêu 23: Trẻ biết bắt chước hành động đơn giản của những người thân

- Một số hành động việc làm của bố mẹ bé        

 

- Mục tiêu 24: Trẻ chỉ và nói được tên của mình, người thân trong gia đình khi được hỏi

- Tên của bản thân

- Hình ảnh của bản thân trong gương, trong hình

- Đồ dùng, đồ chơi của bản thân

- Tên của một số người thân gần gũi trong gia đình khi được hỏi

- Hình ảnh của người thân trong gương, trong hình

- Mục tiêu 25: Trẻ nhận biết tên cô giáo và một số bạn trong lớp

- Tên của cô giáo

- Tên các bạn trong lớp

  Mục tiêu 26: Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian

- Chỉ & lấy được đồ chơi có màu sắc; kích thước, số lượng theo yêu cầu, vị trí, không gian gợi ý của người lớn.

- Màu sắc xanh- đỏ.

- Hình vuông, chữ nhật

- Kích thước to – nhỏ

- Số lượng: 1- nhiều

- Vị trí trong không gian trước- sau

Tổng cộng: 11 mục tiêu

III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

1. Nghe

- Mục tiêu 27: Trẻ thực hiện được các yêu cầu đơn giản của người lớn: Đi đến đây, đi rửa tay, đi chơi với cô...

- Nghe và thực hiện một số yêu cầu bằng lời nói:

 

Mục tiêu 28: Trẻ trả lời được câu hỏi đơn giản: “Ai đây?”, “Con gì đây?”, “Cái gì đây?”

- Trả lời các câu hỏi: “cái gì? làm gì? để làm gì? ở đâu? như thế nào?”

Mục tiêu 29: Trẻ thích nghe hát, đọc thơ, kể chuyện đơn giản theo tranh

- Nghe các bài hát, bài thơ, đồng dao, ca dao, truyện kể đơn giản theo tranh.

2. Nói

- Mục tiêu 30: Trẻ nhắc lại được các từ ngữ, các câu ngắn theo cô

- Phát âm, các tiếng khác nhau theo cô

- Gọi tên các đồ vật, con vật, hành động gần gũi

- Mục tiêu 31: Trẻ biết đọc tiếp tiếng cuối của câu thơ khi nghe các bài thơ quen thuộc

- Nghe các bài hát, bài thơ, đồng dao, ca dao, truyện kể theo tranh

- Đọc theo, đọc tiếp cùng cô tiếng cuối của câu thơ

- Mục tiêu 32: Trẻ biết nói nhu cầu, mong muốn của bản thân với người lớn.

- Thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng câu đơn giản có 2-3 tiếng.

3. Làm quen với sách

- Mục tiêu 33: Trẻ biết mở sách, chỉ và gọi tên các nhân vật, sự vật trong tranh.

- Tập mở sách, xem tranh và chỉ vào các nhân vật, sự vật trong tranh.

Tổng cộng: 7 mục tiêu

IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ

1.     Phát triển tình cảm

a)    Phát triển tình cảm

- Mục tiêu 34:  Trẻ nhận ra bản thân trong gương, trong ảnh. tThích thú, chỉ vào hình ảnh của mình trong gương. 

- Nhận biết tên gọi, hình ảnh bản thân trong gương, trong ảnh

- Xem hình ảnh trong gương, trong ảnh, thể hiện sự thích thú khi ngắm mình trong gương, trong ảnh.

 Phát triển kỹ năng xã hội

- Mục tiêu 35: Trẻ cảm nhận và biết biểu lộ cảm xúc của mình với cô giáo, với bạn bè

- Giao tiếp, biểu lộ cảm xúc với cô

- Thể hiện cảm xúc của mình với bạn bè      

- Mục tiêu 36: Trẻ nhận biết và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi của mình với người xung quanh.

- Biểu lộ sự thích giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói gọi tên với những người gần gũi (GDCX)

Mục tiêu 37: Trẻ thích chơi với đồ chơi, có đồ chơi yêu thích và quan sát một số con vật.

- Chơi với đồ chơi, có đồ chơi yêu thích và quan sát một số con vật, cây- rau- hoa- củ- quả, các PTGT….quen thuộc gần gũi.

- Mục tiêu 38: Trẻ biết chào, tạm biệt khi được nhắc nhở

- Tập chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở

 

- Mục tiêu 39: Trẻ biết bắt chước một vài hành vi xã hội đơn giản

- Tập thực hiện một số hành vi giao tiếp như: Chào, tạm biệt, cảm ơn, Nói ạ, dạ...

- Mục tiêu 40: Trẻ biết làm theo một số yêu cầu đơn giản của người lớn

- Làm một số việc theo yêu cầu của người lớn.

 

Phát triển cảm xúc thẩm mĩ

- Mục tiêu 41: Trẻ thích thú khi được nghe nhạc, nghe hát , thể hiện một số vận động thao nhạc

- Nghe hát, nghe nhạc, nghe âm thanh của các nhạc cụ

- Hát theo và tập vận động đơn giản theo nhạc(GDAN theo tiếp cận đa văn hoá)

Mục tiêu 42: Trẻ thích vẽ, xem tranh theo hướng dẫn người lớn

- Thích xếp hình, chơi với đất nặn, giấy màu…

- Thích được cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc trên giấy

- Thích xem sách, yêu thích sách, tranh ảnh

- Thể hiện cảm xúc qua các bức tranh (GDCX)     

Tổng cộng: 9 mục tiêu

                              

Tổng hợp: Tất cả có 41 mục tiêu, trong đó được phân bổ theo các lĩnh vực như sau:

Lĩnh vực phát triển thể chất                                    : Từ MT 1 – 15

Lĩnh vực phát triển nhận thức                                : Từ MT 16 – 26

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ                                 : Từ MT 27 – 33

Lĩnh vực phát triển TCKNXH và thẩm mỹ             : Từ MT 34 – 42          

 

                             

                                                                                              Phước tiến, ngày 30 tháng 8 năm 2024

     BGH KÝ DUYỆT                                                                                            GIÁO VIÊN

 

                                                                                                                Phạm Thị Phương Thảo

 

 

 

  • Ngày cập nhật: 17/11/2024
  • Ngày đăng: 11/11/2024
In nội dung

Chương trình giáo dục

Chưa có nội dung nào